Cách xử lý khi tủ lạnh bị đóng tuyết dày ở trong tủ - Thành Công

Cách xử lý khi tủ lạnh bị đóng tuyết dày ở trong tủ

Rate this post

Tủ lạnh bị đóng tuyết ở ngăn đá hoặc ngăn mát chắc chắn là điều không còn lạ lẫm gì với hầu hết các gia đình. Tình trạng này thường xảy ra khi tủ lạnh đã sử dụng một thời gian lâu mà không được bảo dưỡng. Hoặc để nhiệt quá cao dẫn tới đóng tuyết xuất hiện.

Bên trên chỉ là một vài nguyên nhân, trong thực tế lại có rất nhiều. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại sao tủ lạnh lại bị đóng tuyết và cách khắc phục trường hợp này ra sao. Theo dõi bài viết dưới đây nhé!!

Tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết là như nào

Tủ lạnh bị đóng tuyết trên nóc
Tủ lạnh bị đóng tuyết trên nóc

Về cơ bản thì tình trạng đóng tuyết và đóng đá tủ lạnh là khác nhau. Đông đá là hiện tượng mà ngăn tủ lạnh có chức năng làm đá và làm quá lạnh khiến ngăn đá xuất hiện đá đóng cứng, dính các thực phẩm với nhau, bất tiện cho sử dụng.

Còn đóng tuyết là hiện tượng các mảng tuyết trắng (đá xốp) xuất hiện và bám ngày càng dày trên thành tủ lạnh, nóc tủ lạnh và trực tiếp trên thực phẩm trong tủ.

Để càng lâu thì hiện tượng này sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng dẫn tới giảm khả năng làm lạnh, hiệu suất tủ thấp và gây lãng phí điện năng.

Xem thêm : Cách thay bộ xả bồn cầu đơn giản hướng dẫn thực hiện tại nhà

Những nguyên nhân dẫn tới ngăn đá đóng tuyết

Dưới đây là chi tiết những nguyên nhân thường thấy gây ra hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết. Với những trường hợp đơn giản thì bạn có thể tự xử lí. Nhưng còn với những nguyên nhân khó hơn thì chúng tôi khuyên các bạn nên gọi điện cho các đơn vị xử lí chuyên nghiệp.

Những nguyên nhân là:

Không vệ sinh tủ lạnh sau thời gian dài sử dụng

Không vệ sinh tủ trong thời gian dài
Không vệ sinh tủ trong thời gian dài

Tủ lạnh không được vệ sinh trong thời gian dài sẽ làm bánh răng bị bào mòn, kẹt do bụi bẩn hoặc khô dầu  từ đó làm nhiệt trong tủ bị giảm. Do vậy, hơi nước đọng lại và đông chậm trong tủ lạnh dễ bị đọng nước và đóng tuyết. Không chỉ thế, không vệ sinh sẽ khiến tủ bị ám những mùi vô cùng khó ngửi

Thói quen dùng tủ lạnh chưa đúng

Thói quen dùng tủ lạnh chưa đúng
Thói quen dùng tủ lạnh chưa đúng

Việc tủ lạnh bị đọng nước và đóng tuyết trên có thể trực tiếp ảnh hưởng từ thói quen dùng tủ lạnh không đúng cách của người dùng. Một số thói quen xấu mà gần như ai cũng từng có đó là: Mở cửa tủ lạnh quá lâu hoặc mở ra quá thường xuyên, đóng cửa tủ không chặt, cho luôn thực phẩm còn nóng vào tư lạnh,…

Cầu chì nhiệt bị đứt

Cầu chì nhiệt bị đứt
Cầu chì nhiệt bị đứt

Cầu chì nhiệt nằm trên ngăn đá bị đứt thì bộ phận xả hơi lạnh cũng sẽ không hoạt động nữa. Điều này gây tới hiện tượng đá đóng thành tuyết trong tủ lạnh do không được phân bố đều.

Sò lạnh hay rơ-le lạnh không hoạt động chuẩn

Sò lạnh thực chất là rơ – le xả tuyết ở phía sau ngăn đá của tủ lạnh, con sò lạnh được kẹp vào dàn xả lạnh để phát hiện ra hiện tượng đóng tuyết, đóng đá.

Chức năng chính của sò lạnh là để đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động khi có tuyết phủ đầy dàn lạnh nhằm giúp thanh điện trở hoạt động tốt hơn, ngăn chặn trường hợp thanh điện trở đốt nóng dàn lạnh khi không cần thiết.

Do đó, sò lạnh hư hỏng sẽ khiến thanh điện trở nóng lên khi tuyết phủ đầy dàn lạnh. Nếu điện trở nóng bị đứt, lượng điện năng tiêu thụ khó có thể kiểm soát, dẫn tới tủ lạnh vận hành không ổn định, dễ hỏng hóc.

Giải pháp cho hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết

Tủ lạnh bị đóng tuyết
Tủ lạnh bị đóng tuyết

Bước 1: Ngắt điện tủ lạnh

Việc cần làm khi sửa các thiết bị điện đó chính là ngắt nguồn điện hoạt động. Điều này không chỉ tránh cho tủ lạnh bị chập điện trong lúc sửa chữa mà còn đảm bảo an toàn cho người sửa.

Bước 2: Bỏ hết đồ trong tủ ra

Để thuận tiện cho việc sửa chữa và có không gian để lắp đặt, kiểm tra thì cần bỏ hết đồ ra ngoài. Điều này có thể giúp đảm bảo an toàn cho thực phẩm không nhiễm các tạp chất.

Các bạn có thể dùng các túi riêng biệt để cho thức ăn vào và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát trong nhà tránh thực phẩm bị hỏng.

Bước 3: Tháo các khay đựng đá và khay để thức ăn ra

Bước này nên được làm cẩn thận vì có thể ở các khay có gắn đinh, ốc vít.

Đôi khi hiện tượng đóng tuyết xảy ra chặn không cho tháo các khay này ra. Khi ấy các bạn cần sử dụng dụng cụ có thể đục hoặc để tủ từ 2 – 3 tiếng cho tuyết tan dần.

Bước 4: Để tủ lạnh ngưng hoạt động trong thời gian dài

Rút điện và để tr lạnh cho tuyết, đá chảy hết
Rút điện và để tr lạnh cho tuyết, đá chảy hết

Trước khi thực hiện bước này nên dùng khăn hoặc giẻ để xung quanh tủ lạnh cho nước đá tan ra không bị lênh láng

Bước này sẽ là công đoạn quan trọng khi khiến cho những lớp tuyết, lớp đã bám bị tan chảy dần. Mở cửa tủ lạnh và để đó cho tới khi tan hết

Bước 5: Vệ sinh lại tủ lạnh

Khi tuyết tan hết thì tiến hành dùng khăn, giẻ lau sạch các chất bẩn thừa, chất bám bụi và thấm sạch phần nước đọng.

Bước 6: Để khô rồi cắm điện

Đây là bước cuối. Khi chắc chắn để tủ lạnh từ 2 – 3 ngày cho nước bay hơi hết thì cắm điện và sử dụng như thg. Lúc đầu có thể xịt một chút hương làm mát để tăng thơm cho tủ

Lưu ý:

  • Những dòng tủ lạnh cũ, lâu đời thường không có chức năng tự động xả tuyết, bạn có thể thử xả tuyết định kì thủ công.
  • Riêng đối với những dòng tủ không đóng tuyết nhưng lại xuất hiện lớp tuyết trên ngăn đá thì có thể do tủ lạnh bị hư hỏng linh kiện nào đó ở bên trong.
  • Vì vậy, khi gặp phải trường hợp này, tốt nhất bạn nên liên hệ với các trung tâm bảo hành của hãng hoặc đơn vị sửa chữa uy tín.

Xem thêm : Những cách chống thấm phổ biến nhất hiện nay

Trên đây là những cách khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết đơn giản dễ dàng nhất. Mong rằng bài viết trên của Thành Công chúng tôi có ích với các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0855216261