Giới thiệu chung về Nghệ An
Nghệ An thuộc miền nào ? Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam (diện tích khoảng 16.493,7 km²). Dân số nghệ An hiện nay đạt khoảng 3.547.000 người với nhiều dân tộc cùng nhau chung sống (dân tộc Kinh, khơ- mú, Thái, H’mông,…). Nghệ An gồm 460 đơn vị hành chính cấp xã, 1 thành phố, 3 thị xã, 17 huyện. Thành phố Vinh là trung tâm hành chính của tỉnh, nằm cách Thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.
Bên cạnh đó, Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, rất nhiều nhân vật lịch sử được ra đời trên mảnh đất này như: vua Mai Thúc Loan, cụ Phan Bội Châu, lãnh tụ Hồ Chí Minh,…gắn liền với nhiều di tích lịch sử như: Làng sen quê Bác, Thành cổ Vinh, mộ bà Hoàng Thị Loan, di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu, Đền Cuông,…

Cùng một số cảnh quan du lịch nổi tiếng của tỉnh Nghệ An: Biển lò, bãi đá sông hồng, đảo chè Thanh Chương, đồi hoa hướng dương, vườn quốc gia Phù Mát, thác bảy tầng, bãi biển Diễn Thành, khu bảo tồn thiên nhiên Phù Hoạt, đồi hoa tam giác mạch ở Nghĩa Đàn, thác Mưa,….
Xem thêm: ống nhựa UPVC và PVC,
Vị trí địa lý của Nghệ An?
1. Vị trí địa lý tự nhiên
Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam, với 4 mặt tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp Lào

Nghệ an có chiều dài đường biên giới trên bộ khoảng 419 km và đường bờ biển khoảng 82 km.
2. Vị trí địa lý kinh tế
Với vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi như vậy nên tỉnh Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế – xã hội trong nước, là thế mạnh trong việc xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và thúc đẩy, mở rộng hợp tác quốc tế. Cụ thể:
- Quốc lộ 1A chạy từ Bắc chí Nam đi qua các huyện thuộc Nghệ An như: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi lộc, Hưng Nguyên và Thành phố Vinh với tổng chiều dài khoảng 91 km;
- Đường mòn Hồ Chí Minh chạy song song quốc lộ 1A, đi qua các huyện Quỳnh Lưu, nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Thị xã Thái hòa của Nghệ An với tổng chiều dài khoảng 132 km.
- Ngoài ra còn nhiều tuyến đường quốc lộ khác như quốc lộ 15 ở phía Tây Nghệ An, quốc lộ 46, quốc lộ 7, quốc lộ 48 chạy dài nối liền với nước bạn Lào
- Bên cạnh các tuyến đường trên, Nghệ An còn có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua với chiều dài 94 km
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và được chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế – văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An là tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Việt Nam với các nước bạn My-an-ma, Thái Lan, Lào,…
Chính vì vậy, tỉnh Nghệ An có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong giao thông kinh tế – chính trị – xã hội Bắc – Trung – Nam cũng như giao lưu thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa của Việt Nam với các nước khác trong khu vực và trên trường quốc tế. Là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.
Xem thêm: ký hiệu trong sơ đồ mạch điện
Điều kiện tự nhiên của Nghệ An?
Nghệ An có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, được thể hiện rõ nét qua khí hậu, địa hình, khí tượng thủy văn, đất đai thổ nhưỡng cũng như tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản.
1. Khí hậu
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây – Nam khô nóng, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh và ẩm ướt, một số huyện thuộc vùng núi cao đôi khi xuất hiện băng tuyết. Nhìn chung, khí hậu Nghệ An phân biệt rõ rệt theo mùa, theo vùng lãnh thổ và có phần khắc nghiệt, có tác động không nhỏ đến cây trồng và vật nuôi,… ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn tỉnh. Đặc điểm khí hậu Nghệ An thể hiện rõ nét qua một số đặc điểm sau:
- Về nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 240C – 250C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng rất lớn (nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất từ 300C – 310C, cực đại 440C; nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 180C -190C, cực đại – 0,50C
Số giờ nắng trung bình là 1500h-1700h/năm, tổng tích ôn 35000C – 40000C
- Về lượng mưa
Nghệ An có lượng mưa trung bình hàng năm là 1670mm/năm với 123-152 ngày mưa
- Về chế độ gió
Nghệ An là tỉnh chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính: gió Phơn Tây – Nam và gió mùa Đông – Bắc
- Gió Phơn Tây – Nam khô nóng kết hợp với nhiệt độ cao gây ra hạn hán kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân, loại gió này thường xuát hiện từ tháng 4 đến tháng 9 và có cường độ mạnh nhất vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm.
- Gió mùa Đông – Bắc mang theo không khí lạnh làm nhiệt độ giảm sâu so với nhiệt độ trung bình năm, gây ra những đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng lớn đến nhịp sống của người dân toàn tỉnh, cây trồng, gia súc, gia cầm,…loại gió này thường xuất hiện từ tháng 10 đến đầu tháng 4 năm sau và có cường độ mạnh nhất tại các tháng 11,12 hàng năm.
- Về độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm giao động từ 86% – 87%/năm, không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa (chênh lệch 18-19% giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất). Lượng bốc hơi 700-940mm/năm.
- Các hiện tượng thời tiết khác
Ngoài các hiện tượng thời tiết nêu trên, Nghệ An cũng là tỉnh phải chịu ảnh hưởng nhiều bởi các cơn bão quét qua và các cơn áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 – 3 cơn bão, thường tập trung vào tháng 8 – 10 và gây ra lũ lụt, thiệt hại về người và của
Sương muối xảy ra ở các vùng núi cao khí có không khí lạnh tràn về kết hợp với sự mất nhiệt độ bức xạ mạnh mẽ của mặt đất.
2. Địa hình
Nghệ An nằm ở phía Đông Bắc của dãy Trường Sơn, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình được chia thành ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển.

Trong đó, miền núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn đồi núi tập trung ở phía Tây của tỉnh. Dải đồng bằng nhỏ hẹp chỉ chiếm 17% giáp biển Đông. Địa hình của tỉnh bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc và những dãy núi xen kẽ, gây nhiều khó khăn trong giao thông và tiêu thụ sản phẩm.
3. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai đặc trưng cho mỗi loại địa hình:
Các địa hình đồng bằng ven biển là nơi hình thành đất cát và đất phù sa thích hợp để trồng các loại cây như lúa nước, rau, ngô, khoai, đậu, dâu tằm,…
Các địa hình vùng núi cao và trung du là nơi hình thành các loại đất đỏ, đất vàng, đất Feralit, phù hợp trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng cây lâu năm: chè, cà phê,…đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, toàn tỉnh Nghệ An, đất nông nghiệp chiếm 11,9% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp chiếm 41,8%, đất chuyên dùng chiếm 3,6% diện tích đất tự nhiên, đất ở chiếm 0,9%, đất chưa sử dụng chiếm 37% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất trống và đồi núi trọc.
- Tài nguyên rừng
Rừng Nghệ An mang nhiều nét đặc trưng, điển hình của thảm thực vật rừng của Việt Nam. Thực vật có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, ngoài ra còn rất nhiều loại cây thân thảo, thân leo và hạ đẳng. Động vật hiện có 241 loài, 86 họ và 28 bộ, trong đó có 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng thể.
Diện tích rừng rộng lớn (trên 685.000ha), trong đó, rừng phòng hộ chiếm 320.000ha, rừng đặc dụng chiếm gần 188.000 ha, rừng kinh tế chiếm trên 176.000ha. Hiện nay, rừng Nghệ An rất đa dạng và có giá trị kinh tế cao, trữ lượng gỗ còn trên 52 triệu m3, trữ lượng tre, nứa, mét khoảng trên 1 tỷ cây, ngoài ra còn có các loại song, mây, dược liệu tự nhiên phong phú để phát triển các loại mặt hàng xuất khẩu, gia công đồ mỹ nghệ. Mặt khác, rừng Nghệ An còn có nhiều loài thú quý như hổ, báo, hươu, nai,…
Bên cạnh đó du lịch sinh thái như vườn quốc gia Phù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Phù Huống, Phù Hoạt phát triển mạnh,…
- Tài nguyên biển
Nghệ An là tỉnh có đường bờ biển dài nhất Việt Nam (82 km), diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch, trong đó có Cửa Lò và Cửa Hội có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển. Đặc biệt Cửa Lò được xác định là cảng biển quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng là cửa ngõ giao thông vận tải biển giữa Việt Nam với các nước bạn Lào, Thái Lan.

Lượng động vật biển phong phú đa dạng (tới 267 loài cá) và có giá trị kinh tế cao với trữ lượng lớn cá thu, cá nục, cá cơm, tôm he, tôm hùm, tôm sú, mực,…
Vùng văn biển có hơn 3000 ha diện tích nước lợ sử dụng cho nuôi trồng thủy hải sản và sản xuất muối.
Biển Nghệ an không chỉ nổi tiếng về hải sản có giá trị kinh tế mà còn thu hút khách du lịch bởi những bãi tắm đẹp, hấp dẫn như bãi biển Cửa Lò, bãi Nghi Thiết, bãi Diễn Thành, Cửa Hiền,…với nguồn nước sạch, sóng nhẹ, độ sâu vừa phải.
- Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh có nhiều tài nguyên khoáng sản quý hiếm như: vàng, đá quý, Rubi, thiếc, đá trắng, đá Granit, đá Bazan, đá vôi, đất sét,…nhìn chung, các loại khoáng sản của Nghệ An có chất lượng cao, nguyên liệu chính gần nguyên liệu phụ, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát,…
Hiện nay, đá vôi có trữ lượng lên đến trên 1 tỷ m3, đá Bazan trữ lượng 360 triệu m3, thiếc Quỳ Hợp trữ lượng trên 70.000 tấn, nước khoáng Bản Khạng có chất lượng cao và trữ lượng lớn. Ngoài ra, tỉnh Nghệ An còn một số loại khoáng sản khác như: than bùn, quặng sắt, sản phẩm phân vi sinh,…là nguồn nguyên liệu để phục vụ ngành công nghiệp, vật liệu xây dựng của tỉnh, của nước nhà và xuất khẩu ra thế giới.