Cầu chì là gì? Công dụng của cầu chi như thế nào trong hệ thống điện - Thành Công

Cầu chì là gì? Công dụng của cầu chi như thế nào trong hệ thống điện

Rate this post

Cầu chì là vật dụng rất quen thuộc hàng ngày trong cuộc sống sinh hoạt nhưng cũng rất ít người biết bản chất và công dụng quan trọng của nó. Vậy thì chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó.

Định nghĩa cầu chì là gì?

Cầu chì là một phần tử hay thiết bị bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện.

Cầu chì là gì
Cầu chì là gì

Cầu chì được cấu tạo từ một dây mắc nối với hai đầu của dây dẫn bên trong mạch điện. Cầu chì có các thành phần như: nắp cầu chì, hộp giữ cầu chì, các tấu mắc,…

Thiết bị này cũng khá đa dạng về loại sản phẩm: cầu chì sứ, cầu chì ống, cầu chì bảo vệ, cầu chì ống, cầu chì cao thế, cầu chì hạ thế,…

Phân loại cầu chì phổ biến nhất hiện nay:

Hiện nay, các loại cầu chì thường gặp và được sử dụng phổ biến trên thị trường chủ yếu được chia thành 2 loại tùy vào đặc tính chức năng của từng loại:

Phân loại cầu chì phổ biến nhất hiện nay
Phân loại cầu chì phổ biến nhất hiện nay

Chia theo nhiệm vụ:

  • Cầu chì loại G: khi xảy ra những sự cố quá tải hay ngắn mạch trên thiết bị phụ tải, cầu chì loại G sẽ ngắt mạch.
  • Cầu chì loại V: Cầu chì loại V có khả năng bảo vệ duy nhất một trạng thái ngắn mạch trên tải.
  • Chia theo môi trường hoạt động của cầu chì:
  • Cầu chì cao áp hay cầu chì cao thế
  • Cầu chì hạ áp hay cầu chì hạ thế
  • Cầu chì nhiệt.

Chia theo đặc điểm và cấu tạo cầu chì:

  • Cầu chì sứ
  • Cầu chì nhỏ
  • Cầu chì ống: cầu chì ống là loại cầu chì được sử dụng ở các thiết bị điện, những thiết bị có điện áp và dòng điện yêu cầu cao như động cơ máy điều kiện, máy bơm,…
  • Cầu chì hộp
  • Cầu chì 1 chiều
  • Cầu chì nổ
  • Cầu chì rơi.

Các thông số cơ bản của Cầu chì:

  • N: Giới hạn mà cầu chì không tự ngắt mạch điện
  • Tốc độ: cầu chì có thể ngắt ngay khi quá tải hoặc nhanh chậm một khoảng thời gian ngắn định trước theo thông số này
  • I2 t: Thước đo khả năng bảo vệ hiệu quả các hư hỏng mạch điện của cầu chì
  • Năng lực bẻ gãy
  • Xếp hạng điện áp
  • Điện thả: khả năng thích nghi với các môi trường hoạt động khác nhau,thông số này không quan trọng với cầu chì truyền thống nhưng khá quan trọng với cầu chì bằng chất dẻo có khả năng tự động nối lại mạch sau khi đứt
  • Chênh lệch nhiệt độ môi trường: giảm ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường tới hoạt động của cầu chì.

Nguyên lý làm việc của cầu chì:

Cầu chì thực hiện theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến. Để làm được điều này, điện trở của chất liệu làm dây cầu chì cần có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần thích hợp.

Nguyên lý làm việc của cầu chì
Nguyên lý làm việc của cầu chì

Cầu chì có tác dụng gì trong hệ thống điện?

Người ta thường sử dụng cầu chì để bảo vệ cho đường dây dẫn, động cơ điện, thiết bị điện hay mạch điện điều khiển. Với thiết kế đa dạng về mẫu mã, kích thước, giá cả hợp lí nên được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường nội địa.

Trong mạng điện gia đình, cầu chì và aptopmat là hai thành phần quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống điện khỏi sự cố khi xảy ra chập cháy, đảm bảo an toàn cho tài sản cũng như tính mạng con người.

Khi cầu chì bị đứt (cháy), người dùng nên nhanh chóng thay cầu chì mới. Không nên vì tiếc rẻ mà thay dây cầu chì bị đứt bằng các loại dây dẫn điện khác, như đồng, kẽm, thiếc…Điều này vô cùng nguy hiểm vì các nguyên liệu này khó nóng chảy nên nguy cơ gây đến tình trạng cháy nổ là rất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0385246137